Liên hệ công ty

Phòng kinh doanh
Hotline: 0985.296.586
E-mail: betongthuongpham.jsc@gmail.com

Kinh nghiệm

Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông
Thi công cọc khoan nhồi.
Đổ bê tông hợp lý, hiệu quả
Bê tông tươi lưu ý khi đổ
Tránh các vết nứt khi sử dụng bê tông tươi
Chọn cấp phối bê tông thông minh, hợp lý, tiết kiệm
Bàn về chất lượng bê tông thương phẩm
Quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn.
10 bước cần làm khi chuẩn bị xây nhà
Sửa nhà hiệu quả.

Thống kê truy cập

Hiện tại :46
Tổng số :414046
Tránh các vết nứt khi sử dụng bê tông tươi
Tránh các vết nứt khi sử dụng bê tông tươi

 Nếu bạn muốn sử dụng bê tông tươi để làm một sân trong nhà, một lối đi hay một vỉa hè, thì chúng tôi hoàn toàn đồng ý với sự lựa chọn hết sức thông minh của bạn.
 Một điều bạn cần biết trước khi bạn thực hiện là tất cả bê tông đều nứt.

 Bạn nói, “Hãy đợi một phút, tôi đã kiểm tra bê tông và không thấy bất kỳ vết nứt nào. Tại sao bạn lại nói tất cả bê tông đều nứt?”.
 Bê tông về cơ bản bao gồm xi măng, đá, cát và nước.

 Khi bê tông tươi ở giai đoạn dẻo là bê tông tươi ở dạng linh động. Khi bê tông trở nên đông cứng, vữa xi măng bắt đầu co ngót, và giá trị cường độ nhỏ có được khi bê tông còn non không thể chống lại được các ứng suất tạo ra bởi sự co ngót này. Nếu bạn đổ bê tông tươi vào một ngày có gió, phần mặt có thể bắt đầu đông kết trước khi đông kết dưới đáy, mà sẽ làm cho bê tông co ngót không đều (các vết nứt do co ngót dẻo). Cũng vậy, nếu nền đất phía dưới bê tông không bằng phẳng, sẽ có một lực kéo không đều diễn ra trong quá trình bê tông co ngót, cũng gây ra các ứng suất ảnh hưởng xấu tới bê tông mới. Vì vậy, làm thế nào bạn có được bê tông không có vết nứt nào? Bằng việc tuân thủ theo một số bước đơn giản trước và sau khi đổ bê tông tươi, bạn sẽ thu được kết cấu bê tông đẹp mà chỉ yêu cầu bảo dưỡng rất ít, và mang lại cho bạn những năm tháng hài lòng.

 Trước khi đổ bê tông

 Phải đảm bảo lớp móng (đất bên dưới bê tông) được đầm chặt và san phẳng hoàn toàn. Điều tốt nhất phải làm là dùng máy xới đất làm vườn, xới đất tới độ sâu 6 inch, sau đó thuê một máy đầm vận hành bằng tay và đầm thật chặt đất xuống.
 Điều này sẽ giúp đảm bảo không xuất hiện các điểm nền yếu. Bạn có thể đổ một lớp cát đệm nếu muốn. Lớp cát này sẽ giúp đạt được bề mặt hoàn toàn phẳng và tạo ra ma sát không đổi đối với bê tông đang co ngót. 4 inch cát được rửa sạch là đủ để rải lớp đệm.

 Nếu bạn sử dụng lưới sợi thép làm cốt thép, nên sử dụng các lưới dạng phẳng, không dùng lưới dạng cuộn.  Lưới thép dạng cuộn cực kỳ khó giữ ở nửa mặt trên của bê tông, nơi mà lưới thép cần định vị để làm việc. Bạn cũng có thể sử dụng các thanh cốt thép nối với nhau bằng các sợi dây thép, nhưng các yêu cầu về khoảng cách và kích thước thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện chịu tải và điều kiện đất, vì rất khó để khuyến cáo tiêu chuẩn đặt ra cho vấn đề đó. Nếu bạn sử dụng thanh cốt thép, điều cần thiết là bạn phải giữ được thanh cốt thép ở nửa mặt trên của bê tông. Bạn có thể sử dụng các viên đá, các hòn gạch vỡ hoặc bạn có thể mua các đệm kê nhựa mà thép sẽ được đặt lên để giữ ở vị trí phù hợp khi bạn đổ bê tông.

Bạn cũng có thể yêu cầu công ty bê tông tươi cung cấp các sợi cho hỗn hợp đổ. Các sợi này thường là sợi nylon hoặc sợi polypropylene. Chúng giúp giảm tối thiểu vết nứt trong bê tông ở cấp vi mô thay vì ở cấp vĩ mô (nơi bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường các vết nứt). Cốt thép cũng giúp kiểm soát được vết nứt, nhưng nếu xuất hiện vết nứt, thì thép, khi được đặt phù hợp vào trong bê tông, sẽ giữ bê tông lại với nhau, trong khi các sợi thì không làm được điều đó.

 Bây giờ bạn đã chuẩn bị xong lớp móng, bạn đã đặt xong lớp màng nhựa cách ly hơi nước lên trên lớp móng của các sàn mà sẽ đỡ các tòa nhà, thép của bạn tựa hoàn hảo lên trên các đệm kê nhựa ở vị trí phù hợp, và lúc này có 14 sự trợ giúp cần nhất sẵn sàng giúp bạn đổ bê tông tươi.

Khi bê tông tươi tới, nếu bạn không có lớp cách ly hơi nước, thì tưới ướt lớp móng mà không cần khuấy trộn nước để nước trong bê tông tươi sẽ không bị lớp móng khô hấp thụ, điều đó gây ra hiện tượng khô không đều và các vết nứt tệ hại do co ngót dẻo sinh ra.
 Ngay khi bê tông tươi đổ xong

 Cần bảo vệ bê tông không bị ảnh hưởng của các cơn gió mạnh và không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì bê tông sẽ khô đều từ trên xuống dưới cùng.

Bạn đang sẵn sàng thực hiện bước quan trọng nhất để ngăn ngừa xảy ra hiện tượng nứt đáng kể. Các khe co giãn là yếu tố quan trọng để không xảy ra vết nứt! Nhờ tạo các khe co giãn rộng ít nhất bằng ¼ độ dày của bê tông và các khe cách nhau bằng khoảng 25 đến 30 lần độ dày bê tông (thường dễ dàng nhất là dùng một cái bay hoặc dụng cụ thi công khi bê tông vẫn còn tươi), bạn sẽ gần như đảm bảo không thấy vết nứt xuất hiện trong bê tông của mình. Nếu sàn của bạn dày 4 inch, các khe co giãn phải có độ sâu ít nhất 1 inch và được đặt cách nhau cứ mỗi 100 – 120 inch/một khe. Nếu bạn không thể sử dụng dụng cụ thi công để đặt các khe co giãn vào, bạn có thể thuê nhà thầu cưa bê tông tạo khe co giãn cho bạn. Phải đảm bảo họ sẽ cắt được các khe có độ sâu tối thiểu bằng ¼ độ dày của sàn. Phương pháp liên kết này sẽ giúp cho bê tông nứt tại điểm yếu nhất.    Đây là lý do tại sao các khe co giãn có độ sâu vừa đủ là rất quan trọng. Các thay đổi ở các cao độ lớp móng có thể gây ra ứng suất lớn hơn trong bê tông ở khu vực mà khe co giãn chưa đạt đủ độ sâu, và bê tông sẽ nứt ở bên ngoài khe co giãn. Ngay khi các khe co giãn của bạn được đặt vào vị trí, và bê tông được bảo dưỡng khoảng hai tuần, bạn đa sẵn sàng để hàn kín các khe co giãn này. Việc hàn kín này sẽ ngăn nước không xâm nhập vào lớp móng và gây ra hiện tượng co giãn, hoặc thâm nhập vào các khe co giãn và gây đóng băng ở đó, làm cho nước thấm rộng ra và phá vỡ bê tông xung quanh các khe co giãn. Bây giờ bạn đã có một kết cấu bê tông đáp ứng được tốt yêu cầu của bạn.

 Chống nứt bê tông
 Tìm hiểu về nứt bê tông

 Hiện tượng nứt bê tông tại các hạng mục xây dựng hiện nay diễn ra khá phổ biến. Các vết nứt lớn là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng rò rỉ, thấm nước làm tổn hại đến kết cấu chung của công trình xây dựng. Nếu không được xử lý một cách kịp thời và triệt để, về lâu dài các vết nứt này sẽ làm giảm tuổi thọ công trình, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hư hại và hỏng cục bộ công trình.

 Hình ảnh một trong những vết nứt bê tông phổ biến

 Nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này chủ yếu là do sự biến đổi về khí hậu, nền móng bị lún sụt, mức độ chịu tải trọng không đồng đều, chất lượng bê tông không đảm bảo, sử dụng các chất phụ gia đông cứng quá nhanh, do quá trình thi công bê tông để xảy ra hiện tượng mạch ngừng, hoặc quá trình lắp ghép cốt thép không đạt chuẩn.

 Biện pháp xử lý chống nứt bê tông

 Đối với khí hậu Việt Nam nhìn chung các khe nứt thường xảy ra phổ biển ở mức nhỏ dao động từ 0.15mm đến 1mm do đó chúng tôi áp dụng phương pháp bơm keo Epoxy sử dụng hệ thống bơm xy lanh. Thông qua đó dung dịch keo Epoxy được len lỏi vào sâu bên trong các vết nứt, các chất keo Epoxy thẩm thấu từ từ lấp đầy các vết nứt từ trong tới ngoài.
 Sử dụng thước đo chuyên dụng để xác định chiều rộng vết nứt

Phương pháp này là sự áp dụng chuyển giao công nghệ trong việc chống nứt bê tông của công ty Konishi Nhật Bản và Công ty Pentens Đài Loan. Hệ thống bơm xy lanh sử dụng keo Epoxy của 2 hãng này đã được áp dụng khá phổ biến và cho kết quả rất khả quan ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Thái Lan, Việt Nam, Lào

 Với kinh nghiệm xử lý chống nứt bê tông hàng 100 công trình sử dụng loại keo Epoxy này chúng tôi nhận thấy chúng có những ưu điểm đặc biệt nổi trội như sau:

 - Không hề bị co ngót trong quá trình sử dụng do trong thành phần không bao gồm các chất bay hơi

 - Có khả năng tạo liên kết giữa các vết nứt nhanh kể cả trong trường hợp bề mặt bị ẩm ướt

 - Các hợp chất keo Epoxy có thể dễ dàng len lỏi vào tận sâu bên trong các vết nứt

 - Không tương tác với nước và các môi trường chứa hóa chất khác.

 Chính nhờ các đặc tính nổi trội của loại keo Epoxy này mà chúng tôi có thể tự tin đảm bảo xử lý một cách triệt để các hạng mục mà quý khách có nhu cầu.

 
 Quy trình thi công


 1. Khảo sát công trình của quý khách. Trong quá trình khảo sát các kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân loại các vết nứt, xác định độ rộng lớn nhỏ từ đó có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nhất.

 Khảo sát công trình và phân loại vết nứt bê tông

 2. Trường hợp vết nứt nhỏ sẽ được xử lý bằng phương pháp bơm keo Epoxy sử dụng hệ thống bơm xy lanh.  Quy trình bơm được tiến hành theo tiêu chuẩn 6 bước cơ bản sau:

 - Bước 1: Kiểm tra kích thước của vết nứt, sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch bụi bẩn và các tạp chất trên bề mặt vết nứt.

 Máy chuyên dụng làm sạch bụi bẩn

 - Bước 2: Đánh dấu các vị trí trọng yếu có thể đặt xy lanh

 Vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt

 - Bước 3: Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu. Ở đây chúng tôi đề xuất sử dụng keo Matit vàng. Lưu ý, khoảng cách giữa các bát phù hợp nhất là từ 15 – 20cm

 Gắn bát vào những vị trí đã được đánh dấu (sử dụng bát nhựa chuyên dụng

 - Bước 4: Tiến hành trám vá dọc theo các vết nứt bằng keo Matit vàng. Mục đích là để ngăn không cho dung dịch keo trong quá trình bơm không bị tràn ra ngoài.

 Bả vết nứt bằng keo Matit

 - Bước 5: Sau khi kiểm tra bề mặt keo Matit đã khô chúng tôi bắt đầu tiến hành gắn xy lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo Epoxy vào. Lưu ý, chuẩn bị nhiều xy lanh chứa keo Epoxy khác nhau một lúc để có thể liên tục bơm vào cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Trường hợp muốn tăng áp lực trong quá trình bơm có thể dùng dây cao su để bổ trợ.

 Bơm keo Epoxy vào vết nứt

 - Bước 6: Sau khi bơm khoảng 2h đồng hồ, dung dịch keo Epoxy đã đủ thời gian đông cứng, chúng tôi tiến hành rút xy lanh ra, sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt.

 Trà nhám và làm phẳng bề mặt vết nứt

 3. Sau khi kết thúc công trình, kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định, rà soát lại toàn bộ các vết nứt. Tiến hành khoan lấy mẫu tại các vị trí được bơm keo để đảm bảo đạt yêu cầu cho phép về xử lý nứt bê tông.

 Thẩm định, rà soát lại các vết nứt

 4. Nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng một cách bình thường.