Liên hệ công ty

Phòng kinh doanh
Hotline: 0985.296.586
E-mail: betongthuongpham.jsc@gmail.com

Kinh nghiệm

Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông
Thi công cọc khoan nhồi.
Đổ bê tông hợp lý, hiệu quả
Bê tông tươi lưu ý khi đổ
Tránh các vết nứt khi sử dụng bê tông tươi
Chọn cấp phối bê tông thông minh, hợp lý, tiết kiệm
Bàn về chất lượng bê tông thương phẩm
Quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn.
10 bước cần làm khi chuẩn bị xây nhà
Sửa nhà hiệu quả.

Thống kê truy cập

Hiện tại :74
Tổng số :423544
Quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn.
1.1. Đường cấp AH là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đường cấp AH được phân ra hai loại là địa hình đồng bằng (AH) và miền núi (AHMN).

 1.2. Đường cấp A và cấp B là đường nối từ xã đến thôn, liên thôn và từ thôn ra cánh đồng.

 1.3. Đường cấp C là loại đường nối từ thôn đến xóm, liên xóm, từ xóm ra ruộng đồng, đường nối các cánh đồng.

 Ghi chú: Việc phân chia cấp nêu trên mang tính chất tương đối để áp dụng vào cấp hành chính từ cao xuống thấp: từ huyện đến xã đến thôn đến xóm và ra ruộng đồng. Các địa phương, các vùng miền, khu vực dân cư có tên gọi khác như ấp, bản… căn cứ vào việc phân chia trên để áp dụng cấp tương đương cho phù hợp.

 2. Phạm vi áp dụng cấp thiết kế đường giao thông nông thôn: 

 Phạm vi áp dụng các cấp thiết kế đường giao thông nông thôn do cấp có thẩm quyền quyết định .Các cấp có thẩm quyền căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương và đề xuất của Tư vấn thiết kế để có giải pháp lựa chọn cấp đường giao thông nông thôn cho phù hợp tầm quan trọng của tuyến đường và vốn đầu tư của địa phương, có thể thiết kế cao hơn so với cấp thiết kế của tiêu chuẩn kỹ thuật của đường được quy định dưới đây.

 3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường:

  a- Đường cấp AH

 Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường cấp AH lấy tương đương với đường cấp VI (TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế) cụ thể như sau:
 - Tốc độ tính toán: 30 Km/h;
 - Số làn xe ô tô: 1 làn;
 - Chiều rộng mặt đường: 3,5m;
 - Chiều rộng lề đường: 1,5m;
 - Chiều rộng nền đường: 6,5m;
 - Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
 - Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: 30m;
 - Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường: 60m;
 - Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350m;
 - Chiều dài tầm nhìn hãm xe: 30m;
 - Chiều dài tầm nhìn trước xe ngược chiều: 60m;
 - Độ dốc dọc lớn nhất: 9%;
 - Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu giới hạn: 400m;
 - Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu thông thường: 600m;
 - Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu giới hạn: 250m;
 - Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu thông thường: 400m;
 - Chiều dài lớn nhất của dốc dọc: 400m
 - Tĩnh không thông xe: 4,5m.

 b- Đường AHMN loại địa hình miền núi

 - Tốc độ tính toán: 20 Km/h;
 - Số làn xe ô tô: 1 làn;
 - Chiều rộng mặt đường: 3,5m;
 - Chiều rộng lề đường: 1,25m;
 - Chiều rộng của nền đường: 6,0m;
 - Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
 - Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: 15m;
 - Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường: 50m;
 - Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 250m;
 - Chiều dài tầm nhìn hãm xe: 20m;
 - Chiều dài tầm nhìn trước xe ngược chiều: 40m;
 - Độ dốc dọc lớn nhất: 11%;
 - Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu giới hạn: 200m;
 - Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu thông thường: 200m;
 - Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu giới hạn: 100m;
 - Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu thông thường: 200m;
 - Chiều dài lớn nhất của dốc dọc: 300m;
 - Tĩnh không thông xe: 4,5m.

 c - Đường cấp A

 Đường cấp A là đường chủ yếu phục vụ cho các phương tiện giao thông cơ giới loại trung, tải trọng trục tiêu chuẩn để thiết kế công trình trên đường là 6 tấn/trục và các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường như sau:
 - Tốc độ tính toán: 10 ÷ 15 Km/h
 - Bề rộng mặt: 3,5m; (3,0m trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng);
 - Bề rộng nền: 5,0m; (4,0m trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng);
 - Bán kính tối thiểu: 15m;
 - Độ dốc dọc tối đa: 10%;
 - Chiều dài dốc tối đa: 300m;
 - Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3,5m.

 d - Đường cấp B

 Đường cấp B là đường phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ (xe súc vật kéo hoặc xe cơ giới nhẹ) có tải trọng trục tiêu chuẩn để thiết kế là 2,5 tấn/trục và tải trọng kiểm toán là 1 tấn/trục bánh sắt với các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường như sau:
 - Tốc độ tính toán: 10 ÷ 15 Km/h
 - Bề rộng mặt: 3,0m; (2,5m trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng);
 - Bề rộng nền: 4,0m; (3,5m trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng);
 - Bán kính tối thiểu: 10m;
 - Độ dốc dọc tối đa: 6%;
 - Chiều dài dốc tối đa: 200m;
 - Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3m.
 e - Đường cấp C
 Đường cấp C là đường chủ yếu phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ và mô tô 2 bánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường như sau:
 - Tốc độ tính toán: 10 ÷ 15 Km/h
 - Bề rộng mặt: 2,0m;
 - Bề rộng nền: 3,0m;
 - Bán kính tối thiểu: 10m;
 - Độ dốc dọc tối đa: 6%;
 - Chiều dài dốc tối đa: 200m;
 - Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3m.

 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật nền đường

  - Chiều rộng của nền đường đào hoặc đắp là khoảng cách 2 mép của nền đường (không kể chiều rộng rãnh trong nền đào). Khi nền đắp cạnh mương thủy lợi thì chân mái đường đắp phải cách mương 1m (tạo thành một thềm).
 - Nền đắp: Chiều cao của nền đắp phải đảm bảo mép của nền đường cao hơn mực nước đọng thường xuyên ít nhất 50cm đối với nền đắp đất sét và 30cm đối với nền đắp đất cát. (Mức nước đọng thường xuyên là khi nước đọng quá 20 ngày).
 - Nền đắp trên sườn dốc thiên nhiên có độ dốc lớn hơn 20% thì trước khi đắp phải đánh cấp sườn dốc. Trong mọi trường hợp, nền đắp trên sườn dốc phải làm rãnh thoát nước chảy từ trên cao xuống.
 - Mái dốc của nền đắp phụ thuộc vào loại đất đắp nền các độ thoải như sau:
 - Trường hợp nền đường không đào không đắp – đường đi trên nền thiên nhiên (đường trên đồi, vùng trung du) thì phải làm rãnh thoát nước mặt ở hai bên đường.
 - Nền đường đào thường có hai dạng mặt cắt ngang tùy theo loại đất đá mà độ dốc mái đào có trị số quy định như sau:
 Thoát nước nền đường là điều kiện hết sức quan trọng vì “nước là kẻ thù số một của đường”, đặc biệt đối với đường nông thôn có mặt đường dễ thấm nước và nền đường ít được đầm nén tốt. Vì vậy để thoát nhanh nước mưa, nền đường nói chung phải có rãnh dọc ở hai bên và hệ thống rãnh phải thỏa mãn các điều kiện:
 + Nền mặt đường phải có độ dốc ngang về hai phía, trị số dốc này bằng 4%.
 + Độ dốc của rãnh dọc tối thiểu phải đảm bảo 1%
 - Rãnh dọc có dạng tam giác hoặc hình thang:
 + Nếu nền là đá cứng thì rãnh dọc có dạng hình tam giác với chiều cao tối thiểu là 30cm.
 + Nếu nền là đá mềm hoặc đất thì rãnh dọc có dạng hình thang có đáy rộng tối thiểu 30cm, cao 20cm, độ dốc mái rãnh 1:1.
  -Cần tránh xây dựng nền đường qua vùng sình lầy, đất sụt, trượt lở...
Trong trường hợp không thể tránh được thì phải có thiết kế đặc biệt với những xử lý riêng.
 - Nền đường đắp cần đảm bảo cường độ và ổn định.
 Nền đường đắp bằng đất sét pha cát, cát pha sét, đất cát phải đắp thành từng lớp dày từ 15cm đến 20cm và đầm chặt bằng thủ công hoặc lu lèn. Độ chặt quy định đạt K từ 0,90 đến 0,95.

 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường

 - Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như   chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió…). Vì vậy để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

 + Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.
 + Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.
 Vì vậy, mặt đường phải được xây dựng trên nền đường đất đã được đầm chặt và ổn định. Vật liệu dùng làm mặt đường phải đủ độ cứng, chịu được tác dụng của nước và sự thay đổi nhiệt độ.
 - Nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng đường. Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu thỏa mãn các yêu cầu nêu trên như đá dăm, sỏi ong, cát sỏi, xỉ lò cao…
 Nếu trong vùng không có các vật liệu trên thì cần áp dụng các biện pháp gia cố để làm tăng độ bền của vật liệu tại chỗ bằng cách thay đổi thành phần hạt hoặc trộn thêm chất kết dính như vôi, xi măng… 
 - Các loại mặt đường thông thường được sử dụng cho đường cấp AH, cấp A, cấp B và cấp C như sau:
 - Độ dốc ngang mặt đường và lề đường. Tất cả các loại mặt đường nông thôn nói trên đều có độ dốc ngang về hai phía:
 + Phần mặt đường: từ 3% ÷ 4%
 + Phần lề đường: từ 4% ÷ 5%
 - Trong đường cong nếu phải mở rộng nền đường như quy định thì mặt đường cũng cần được mở rộng tương ứng và nên có độ dốc nghiêng về phía bụng.